Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

danh mục dịch vụ
Tin tức - sự kiện
thống kê truy cập

Online: 1

Hôm nay:

Tuần này:

Tổng truy cập: 221568

Văn bản pháp luật

Công văn 5249/VPCP-KGVX 2022 hướng dẫn giải quyết chế độ nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động mắc COVID-19

Công văn 5249/VPCP-KGVX 2022 hướng dẫn giải quyết chế độ nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động mắc COVID-19

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ _______________ Số: 5249/VPCP-KGVX V/v hướng dẫn giải quyết chế độ nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động mắc COVID-19 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc___________________________________________________ Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2022Kính gửi: - Đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế; - Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội; - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Xét đề nghị của Bộ Y tế tại văn bản số 4186/BYT-KCB ngày 04 tháng 08 năm 2022 về việc thực hiện Công văn số 4432/VPCP-KGVX ngày 15 tháng 7 năm 2022 và Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 20 tháng 7 năm 2022của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:1. Việc giải quyết chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động mắc COVID-19 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủgiao cho Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp giải quyết theo quy định. Những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo cấp có thẩm quyền.

2. Tại Tờ trình số 831/TTr-BYT ngày 23 tháng 6 năm 2022 Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền giải quyết cần có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Căn cứ báo cáo của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (văn bản số 4432/VPCP-KGVX ngày 15 tháng 7 năm 2022). Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 18 tháng 7 năm 2022 tại trụ sở Chính phủgồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Y tế, Nội vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội; đại diện các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội bàn về vấn đề này, các ý kiến (bao gồm ý kiến Bộ Y tế) đều thống nhất thẩm quyền xử lý hoàn toàn thuộc Bộ Y tế, không cần trình Chính phủ hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Y tế cần khẩn trương có hướng dẫn theo đúng thẩm quyền, quy định. Căn cứ ý kiến các đại biểu dự họp Phó Thủ tướng đã có kết luận và Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 210/TB-VPCP ngày 20 tháng 7 năm 2022, đề nghị Bộ Y tế theo thẩm quyền, căn cứ pháp luật hiện hành khẩn trương có văn bản quy định, hướng dẫn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 25 tháng 8 năm 2022. Trường hợp ngoài văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế vẫn còn các vấn đề vượt thẩm quyền của Bộ, Bộ cần chủ động, tích cực chuẩn bị, trình theo quy định. Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó TTg Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Các Bộ: Y tế, Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, Trợ lý PTTg Vũ Đức Đam, Các Vụ: PL, KTTH; - Lưu: VT, KGVX.LT. LTKH KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆMPHÓ CHỦ NHIỆMNguyễn Sỹ Hiệp

Chi tiết

Công văn 3059/TCT-KK năm 2022 hướng dẫn vướng mắc về kê khai thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành

Công văn 3059/TCT-KK năm 2022 hướng dẫn vướng mắc về kê khai thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3059/TCT-KK
V/v kê khai thuế GTGT

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng

Tổng cục Thuế nhận được văn số 1730/CTLĐO-TTKT2 ngày 16/5/2022 của Cục Thuế tnh Lâm Đồng về việc xin ý kiến hướng dẫn vướng mắc về kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT;

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

Căn cứ quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;

Căn cứ điểm 1 Phụ lục I Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;

Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 8 Điều 14, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính;

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).

Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm kê khai bổ sung một số hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào (phát sinh từ tháng 01/2021 đến tháng 9/2021) vào kỳ tính thuế tháng 10, tháng 11/2021 trước khi Cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng căn cứ vào quy định của pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để xác định số thuế GTGT được khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng được biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCT Phi Vân Tuấn (để b/c);
- Vụ: PC, CS (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, KK
2b.

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ




Lê Thị Duyên Hải

Chi tiết

Thông tư 54/2022/TT-BTC

Thông tư 54/2022/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2022/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI NĂNG TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 1341/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030” và Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao, gồm:

a) Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 1341/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 1341/QĐ-TTg);

b) Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 1437/QĐ-TTg);

c) Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035” được phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 223/QĐ-TTg).

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các Đề án quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

a) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại:

- Điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Mục V Điều 1 Quyết định số 1341/QĐ-TTg ;

- Khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1437/QĐ-TTg ;

- Điểm a, b, d, đ, h, i, k và l khoản 1 Mục VI Điều 1 Quyết định số 223/QĐ-TTg .

b) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ đế thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 1 Mục VI Điều 1 Quyết định số 223/QĐ-TTg .

2. Nguồn kinh phí khác gồm:

a) Nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở đào tạo thuộc đối tượng tham gia các Đề án quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;

b) Nguồn tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

1. Việc bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo quy định tại Thông tư này căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, số lượng người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đối tượng, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên trong khuôn khổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan có thẩm quyền giao và mức chi đào tạo quy định tại Thông tư này.

Đối tượng đào tạo, cơ sở đào tạo và lĩnh vực đào tạo; tiêu chí và quy trình tuyển chọn các cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng của các Đề án được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1341/QĐ-TTg , Quyết định số 1437/QĐ-TTg , Quyết định số 223/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo quy định tại Thông tư này đảm bảo đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 4. Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”

1. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo tài năng và xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo và hướng dẫn học sinh, sinh viên tài năng ở trong nước và thực tập ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 76/2018/TT-BTC).

2. Mua tài liệu, biên dịch các tài liệu của nước ngoài, biên dịch các tài liệu tiếng dân tộc thiểu số phục vụ đào tạo tài năng: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

3. Bồi dưỡng, tập huấn, chuẩn hóa, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo và hướng dẫn học sinh, sinh viên tài năng ở trong nước và thực tập ở nước ngoài:

a) Đối với bồi dưỡng, tập huấn trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Thông tư số 36/2018/TT-BTC);

b) Đối với bồi dưỡng, tập huấn và thực tập ngắn hạn ở nước ngoài (thời gian dưới 03 tháng đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; dưới 06 tháng đối với học sinh, sinh viên):

- Đối với các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thực hiện thanh toán theo thông báo hoặc hóa đơn học phí của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc chứng từ, hóa đơn hợp pháp do cơ sở dịch vụ ở nước ngoài ban hành hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);

- Chi sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác (gồm chi phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế bắt buộc, vé máy bay khứ hồi):

+ Đối với khóa học dưới 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí (sau đây gọi là Thông tư số 102/2012/TT-BTC). Việc thanh toán căn cứ theo thời gian thực tế bồi dưỡng, tập huấn và thực tập ở nước ngoài theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Đối với khóa học trên 03 tháng: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

4. Hỗ trợ kinh phí mời giảng viên, chuyên gia của các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài tham gia giảng dạy các lớp tài năng:

Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ tổ chức các chương trình đào tạo tài năng căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về số lượng và mức kinh phí thuê chuyên gia theo hợp đồng khoán việc, đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao.

Mức chi trả cho chuyên gia nước ngoài áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

5. Hỗ trợ chi phí đào tạo tài năng:

a) Ngân sách nhà nước cấp bù học phí đối với học sinh, sinh viên tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

b) Chi học bổng đối với học sinh, sinh viên tài năng và chế độ trang bị học tập cho học sinh, sinh viên tài năng trong quá trình học tập:

- Đối với chi học bổng: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

- Đối với chế độ trang bị học tập cho học sinh, sinh viên tài năng: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 41/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập;

c) Chi thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, giáo viên, chuyên gia trong nước, nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia đào tạo tài năng:

- Căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các lớp đào tạo tài năng quyết định mức chi thù lao cho giảng viên là chuyên gia trong nước, nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia đào tạo (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ;

- Đối với các giảng viên, giáo viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định;

- Chi hỗ trợ đối với chuyên gia, giảng viên, giáo viên sáng tác, biên kịch, xây dựng đề án tiết mục cho học sinh, sinh viên các lớp tài năng: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;

- Đối với người làm mẫu vẽ tại các lớp đào tạo tài năng trong các trường đào tạo mỹ thuật: Áp dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đào tạo mỹ thuật;

d) Chi hỗ trợ họa phẩm phục vụ sinh viên mỹ thuật trong học tập: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được giao;

đ) Lựa chọn và cử học sinh, sinh viên tài năng tham gia các cuộc thi nghệ thuật, trại sáng tác, triển lãm mỹ thuật ở nước ngoài:

- Hỗ trợ chi phí ăn, ở đi lại cho thí sinh, giảng viên, chuyên gia trực tiếp hướng dẫn luyện thi: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ;

- Chi khen thưởng học sinh, sinh viên tài năng đoạt giải thưởng, thành tích cao: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải thưởng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế (sau đây gọi là Nghị định số 110/2020/NĐ-CP).

6. Tổ chức các cuộc thi nghệ thuật, trại sáng tác, triển lãm cấp quốc gia và quốc tế ở trong nước để đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo tài năng văn hóa nghệ thuật:

a) Chi tổ chức các cuộc thi, trại sáng tác, triển lãm: Thực hiện theo các quy định về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;

b) Chi giải thưởng: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thi đua khen thưởng. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cụ thể kế hoạch tổ chức, quy chế xét tặng giải thưởng, số lượng giải thưởng và mức chi khen thưởng trong phạm vi dự toán được giao;

Trường hợp huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác (ngoài ngân sách nhà nước) từ các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước để tổ chức các cuộc thi nghệ thuật, trại sáng tác: số lượng giải thưởng và mức chi khen thưởng thực hiện theo quy chế xét tặng giải thưởng cụ thể của các tổ chức, cá nhân tài trợ sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tổ chức, cá nhân đó tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật.

7. Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí tuyển chọn tài năng và tổ chức họp xét chọn, tuyển chọn học sinh, sinh viên tài năng: Áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).

Điều 5. Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”

1. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (trên 03 tháng) ở nước ngoài:

a) Đối với các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);

b) Sinh hoạt phí, chi phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế bắt buộc: Theo quy định tại Thông tư số 30/2022/TT-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030;

Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

c) Tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông):

- Người học được cấp một lượt vé hạng phổ thông từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước;

- Đối với người học dưới 16 tuổi, trong trường hợp nước sở tại yêu cầu phải về nước hàng năm để nghỉ hè và quay trở lại tiếp tục học tập: Người học được cấp các lượt vé hạng phổ thông đi và về theo thực tế (ngoài một lượt vé đi và về theo quy định); người học phải xuất trình thông báo của cơ sở đào tạo yêu cầu phải về nước nghỉ hè hàng năm khi làm thủ tục thanh toán;

d) Chi phí đi đường (lệ phí sân bay, chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và các chi phí khác có liên quan trong quá trình đi học và về Việt Nam của người học) được cấp một lần với mức khoán là 100 USD/người/cho toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng;

Đối với người học dưới 16 tuổi phải về nước và quay lại nơi học tập nhiều hơn một lần theo quy định tại điểm c khoản này, được cấp với mức khoán là 100 USD/người cho mỗi đợt đi và về;

đ) Chi phí chi trả cho bảo mẫu:

Trong trường hợp người học dưới 16 tuổi được cử đi học, cơ sở đào tạo yêu cầu phải thuê bảo mẫu trong thời gian học đến khi người học đủ 16 tuổi, chi phí thuê bảo mẫu được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc thông báo của cơ sở đào tạo tại nơi người học được cử đi đào tạo.

2. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 03 tháng) ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

3. Chi đào tạo, bồi dưỡng bổ sung về ngoại ngữ và lý luận chính trị cho người học trước khi ra nước ngoài học tập: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC .

4. Chi khen thưởng học sinh đoạt giải thưởng, thành tích cao: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2020/NĐ-CP .

5. Chi quản lý chung thực hiện Đề án:

a) Chi phí về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh: Căn cứ tình hình thực tiễn triển khai, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt kế hoạch và cử đoàn công tác để làm việc với các cơ sở đào tạo nước ngoài, kiểm tra, đánh giá việc học tập của lưu học sinh tại nước ngoài đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được giao. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ;

b) Chi xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với lưu học sinh trong thời gian khóa học: Trường hợp người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tử vong, ngân sách nhà nước hỗ trợ cước phí vận chuyển thi hài hoặc lọ tro cốt từ nước ngoài về nước hoặc hỗ trợ phần chênh lệch thiếu của cước phí vận chuyển này sau khi bảo hiểm chi trả;

c) Chi phí tổ chức tuyển sinh, giải quyết các thủ tục cần thiết để đưa lưu học sinh ra nước ngoài học tập và các chi phí khác có liên quan: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

Điều 6. Nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”

1. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao thành tích cao và xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao cho đội ngũ huấn luyện viên, cán bộ quản lý và nhân lực có liên quan tham gia tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao ở trong nước và nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC .

2. Mua tài liệu, biên dịch tài liệu của nước ngoài phục vụ tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao thành tích cao: Thực hiện theo quy định về chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.

3. Chi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai thực hiện các đề tài, đề án, dự án, chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao theo quy định tại Quyết định số 223/QĐ-TTg: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN , Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Chi bồi dưỡng, tập huấn, chuẩn hóa, nâng cao về chuyên môn, nghiệ

Chi tiết

UBND Quận Tân Phú Bảo hiểm xã hội THCM CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG Misa CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG CÔNG TY TNHH TM DV KẾ TOÁN THÁI HOÀNG